Bảo hiểm nhân thọ: Đừng để mình bị thiệt vì những hiểu nhầm cơ bản
Dù ngày càng phổ biến, song bảo hiểm nhân thọ vẫn bị nhiều người hiểu sai và nhìn nhận bằng định kiến. Điều này khiến họ e ngại tham gia, đến khi cần thì không thể tham gia được nữa, hoặc phải trả phí rất cao.
“Còn trẻ, còn khỏe thì chưa cần mua bảo hiểm nhân thọ”
Đây là một trong những hiểu nhầm phổ biến ở những người trẻ tuổi. Trên thực tế, tuổi trẻ là một lợi thế vì ở giai đoạn này, thông thường sức khỏe còn tốt, bạn sẽ dễ dàng được công ty bảo hiểm chấp thuận cấp hợp đồng với mức phí thấp (phí tiêu chuẩn).Nhưng khi lớn tuổi, cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu bệnh lý, công ty bảo hiểm có thể chấp thuận bảo hiểm với mức phí cao hơn phí tiêu chuẩn, thậm chí là từ chối cấp hợp đồng bảo hiểm. Nhiều người khi thấy sức khỏe có vấn đề mới bắt đầu mua bảo hiểm, tuy nhiên, lúc này sẽ bị loại trừ các bệnh có sẵn hoặc bị từ chối bảo hiểm.“Khi nào nhiều tiền mới mua bảo hiểm nhân thọ”
Nhiều quan điểm cho rằng bảo hiểm nhân thọ dành cho người có thu nhập khá trở lên. Thực tế, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay được thiết kế đa dạng với mức phí linh hoạt, phù hợp với nhiều nhóm thu nhập khác nhau.Nhóm có thu nhập thấp hoặc chưa sẵn sàng chi cho bảo hiểm nhân thọ có thể tham khảo các sản phẩm đơn giản, thiên về bảo vệ với thời gian đóng phí ngắn hoặc có cam kết hoàn phí, chẳng hạn như các dòng sản phẩm bảo hiểm tử kỳ.Nhóm thu nhập cao hơn, có nhu cầu vừa được bảo vệ trước rủi ro, vừa muốn tích lũy tài sản trong trung - dài hạn có thể tham khảo các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Những người có nhu cầu được bảo vệ toàn diện có thể tham gia thêm các gói bảo hiểm bổ trợ về chăm sóc sức khỏe, bệnh lý nghiêm trọng...“Tư vấn nói đóng phí 15 năm, nhưng hợp đồng ghi thời hạn đến 99 tuổi là sao?”
Đây là hiểu lầm phổ biến, xuất phát từ việc không phân biệt rõ giữa ‘thời hạn đóng phí’ và ‘thời hạn hợp đồng’.Thời hạn hợp đồng (hay còn gọi là thời hạn bảo hiểm) là khoảng thời gian tối đa mà khách hàng được bảo vệ bởi hợp đồng bảo hiểm.Thời hạn đóng phí là khoảng thời gian mà khách hàng cần đóng phí để được bảo hiểm.Các sản phẩm truyền thống thường có thời hạn đóng phí và thời hạn hợp đồng như nhau, thường là 10, 15, 20 năm. Khách hàng lựa chọn thời hạn đóng phí và thời hạn hợp đồng khi tham gia bảo hiểm.So với dòng sản phẩm truyền thống thì các dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư phổ biến hiện nay có tính linh hoạt cao hơn. Khách hàng không cần phải lựa chọn thời hạn hợp đồng ngay khi tham gia bảo hiểm, mà thời gian được bảo hiểm tối đa của hợp đồng thường được ấn định đến khi khách hàng đạt 99 tuổi.Ví dụ, chị Nguyễn Thị A (30 tuổi) - tham gia gói bảo hiểm liên kết đơn vị của Manulife có thời hạn bảo hiểm đến năm 99 tuổi, tức là hợp đồng của chị kéo dài trong 69 năm. Sau 3 - 4 năm đầu đóng phí bắt buộc, chị A có thể chọn đóng phí tiếp đến năm hợp đồng thứ 10, 15 hoặc 20 tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu của chị, mà không phải đóng phí bảo hiể𓆏m trong suốt 69 năm. Chị cũng có thể chọn kết thúc hợp đồng khi đến tuổi 70 và nhận lại giá trị tài khoản hợp đồng tại thời điểm đó, chứ không cần chờ đến năm 99 tuổi🅺.
“Đóng phí nhiều năm, rút ra chẳng được bao nhiêu!”
Cần hiểu rằng bản chất của bảo hiểm nhân thọ là để bảo vệ bạn trước các rủi ro không lường trước, khác với gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng hay hình thức đầu tư khác. Khi đã tham gia bảo hiểm nhân thọ, dù mới đóng phí 1 tháng hay đã đóng một thời gian dài, nếu xảy ra rủi ro (tai nạn, tử vong, thương tật vĩnh viễn…), bạn sẽ được công ty bảo hiểm chi trả số tiền bồi thường cao gấp nhiều lần so với khoản phí đã đóng.Bên cạnh đó, bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm có tính dài hạn, do đó, để có giá trị tích lũy, bạn cần xác định tham gia lâu dài. Nếu chỉ mới tham gia vài năm đầu mà rút tiền ra thì giá trị hoàn lại sẽ không cao, do phần lớn phí bảo hiểm của bạn đã được phân bổ cho các loại chi phí như: phí ban đầu, phí rủi ro, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ, hoa hồng đại lý…Vì thế, bạn nên duy trì hợp đồng bảo hiểm dài hạn. Đến khi đáo hạn, giá trị tích lũy của bạn sẽ gia tăng đáng kể. Ngoài ra, bạn có thể nhận thêm các khoản khác như: thưởng duy trì hợp đồng, lợi nhuận đầu tư nếu tham gia các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư…